Tuyển sinh Đại học – Ngành Quản lý thủy sản (Fisheries management)

0
64

Quản lý thủy sản (Mã ngành: 7620305) được hiểu là việc quản lý tài nguyên sinh vật trong nước, khoa học về kỹ thuật phát triển nuôi trồng thủy sản; khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản; sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản nhằm phát triển ngành thủy sản một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt giúp cho người học khả năng tổ chức trang trại sản xuất, vận hành doanh nghiệp thủy sản một cách hiệu quả kinh tế, gắn liền nội dung đào tạo với các hướng nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam.

Chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức kỹ thuậtquản lý về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, môi trường và nguồn lợi thủy sản, sản phẩm thủy sản làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc quản lý thủy sản. Cụ thể, ngoài kiến thức đại cương, người học được trang bị: i) kiến thức cơ sở ngành về kỹ thuật thủy sản thông qua các học phần như kỹ thuật sản xuất giống nuôi thủy sản nước ngọt, lợ mặn, di truyền và chọn giống thủy sản, kỹ thuật khai thác thủy sản, đa dạng sinh học, động thực vật thủy sinh,… ii) kiến thức chuyên ngành về quản lý thủy sản thông qua các học phần như quản lý chất lượng giống thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc và hóa chất thủy sản, quản lý khai thác thủy sản, quản lý hậu cần nghề cá, quản lý tổng hợp đới bờ, đánh giá nguồn lợi thủy sản, thiết lập và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước, đăng kiểm và quản lý tàu cá, quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản, quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, khoa học quản lý, hành chính học đại cương, luật thủy sản, kinh tế thủy sản,…

Chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho sinh viên

Sinh viên ngành Quản lý Thủy sản sẽ được xét cấp học bổng khuyến khích học tập theo từng học kỳ. Nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên với hơn 30 câu lạc bộ đội nhóm trong trường để rèn luyện và phát triển. Cơ hội tham gia Intership nước ngoài với mức lương khoảng 200 triệu đồng/năm ở các nước Nhật Bản, Đan Mạch, Isarel,…100% sinh viên năm 3 được tham gia học kỳ doanh nghiệp thủy sản, được doanh nghiệp hỗ trợ ăn ở và được nhận lương 3 triệu đồng/tháng cộng với thưởng doanh số. Các suất học bổng cho thủ khoa ngành Quản lý Thủy sản. Học bổng hỗ trợ học tập của các công ty, tổ chức phi chính phủ. Hàng năm nhà trường tổ chức ngày hội việc làm để các doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên năm cuối tại trường với mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

– Công chức, viên chức nhà nước: Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, Cục kiểm ngư, Vụ khai thác và BVNLTS, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Chi cục Biển đảo, Ban quản lý cảng cá, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố, Phòng NN&PTNT huyện thị, UBND các phường xã.

– Giảng viên, nghiên cứu viên cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành: Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp về thủy sản; Viện nghiên cứu thủy sản; Tổ chức bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên ở các tỉnh, thành phố.

– Kỹ sư cho các doanh nghiệp Thủy sản (thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng): Quản lý thị trường giống, thức ăn, thuốc và chế phẩm sinh học thủy sản, kỹ thuật khu nuôi trồng thủy sản cho các doanh nghiệp thủy sản trong nước và nước ngoài như Tập đoàn Minh Phú, BIM group, C.P, Thăng Long, Uni-President, Toàn Cầu, Thông Thuận, Grobest, HaiD, Tongwei, …

I. Thông tin chung

  1. Tên chương trình đào tạo: Quản lý thủy sản
  2. Tên chương trình đào tạo: Fisheries management
  3. Trình độ đào tạo: Đại học
  4. Mã ngành đào tạo: 7620305
  5. Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo
  6. Thời gian đào tạo: 4,5 năm
  7. Loại hình đào tạo: Chính quy
  8. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 157 tín chỉ
  9. Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
  10. Chi tiết chương trình đào tào ngành Quản lý Thủy sản:

https://ts.huaf.edu.vn/2021/06/11/chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc-nganh-quan-ly-thuy-san/ 

II. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản lý Thủy sản đào tạo người học tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng nền tảng rộng và kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở Miền trung –Tây nguyên và cả nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Vận dụng các kiến thức về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, môi trường, nguồn lợi thủy sản, sản phẩm thủy sản và các kiến thức khác vào thực tiễn sản xuất và quản lý thủy sản.

Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống, nghiên cứu khám phá và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực thủy sản.

Có năng lực tự chủ và trách nhiệm với bản thân, nghề nghiệp và xã hội.

III. Chuẩn đầu ra

Kiến thức

Áp dụng được kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật vào công việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực Quản lý thủy sản.

Sử dung được kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng tư duy để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực Quản lý thủy sản một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.

Sử dụng được các kiến thức cơ sở ngành của thủy sản như kỹ thuật về nuôi trồng và khai thác thủy sản, môi trường và nguồn lợi thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành của thủy sản và các quy định trong luật thủy sản để quản lý các lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản, môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Kỹ năng

Có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc các chứng chỉ Quốc tế tương đương).

Xác định, lựa chọn giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành Quản lý thủy sản một cách phù hợp.

Xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phân tích dữ liệu, diễn giải và truyền đạt các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc trong lĩnh vực Quản lý thủy sản.

Kỹ năng tạo ra ý tưởng, phát triển khởi nghiệp như một chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm; hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc; thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một kỹ sư ngành Quản lý thủy sản.

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hóa.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Hotline: 0914.915.597; 0905.48.78.78; 0888.011.101

Email: [email protected]; truongvandan@huaf.edu.vn

Website: tuyensinh.huaf.edu.vn;  

https://ts.huaf.edu.vn/tuyensinh2024/

Zalo: Khoa Thuỷ Sản Đại Học Nông Lâm Huế

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here