Ngành Lâm học (Lâm nghiệp)

0
207

Lâm học là một trong những ngành đào tạo có chất lượng cao và sau khi tốt nghiệp người học có cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả khảo sát nhiều năm cho thấy rằng có trên 95% sinh viên học ngành Lâm học có việc làm sau 3-5 năm ra trường. Hơn thế nữa, lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay đang được thế giới quan tâm vì những giá trị to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường mang lại, đặc biệt là ở Việt Nam có gần 2/3 diện tích rừng và đất rừng nên có nhu cầu rất lớn trong sử dụng kỹ sư lâm học có trình độ cao, vì vậy đào tạo cán bộ chuyên ngành lâm học là rất cần thiết.

KHOA: LÂM NGHIỆP
NGÀNH: LÂM HỌC (LÂM NGHIỆP)

Mã ngành: 7620201 Chỉ tiêu tuyển sinh: Tuyển sinh theo nhóm ngành Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên rừng
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm (128 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline: 0979.467.756; 0905.376.055; 0914.114.723
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; https://ln.huaf.edu.vn/
Facebook: Trường Đại học Nông Lâm; Khoa Lâm Nghiệp

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo người Kỹ sư Lâm học có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến phát triển lâm nghiệp; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thao tác nghề tại thực địa

KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

– Sinh viên ra trường sẽ có kiến thức cơ bản vững vàng, có kiến thức về các hoạt động nghiên cứu và có khả năng áp dụng vào thực tiễn trong các lĩnh vực Lâm nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể về chọn tạo giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, sản xuất cây giống, quay hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, thiết kế và trồng rừng, chăm sóc nuôi dưỡng rừng, khai thác rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ rừng…
– Kỹ sư Lâm học sẽ có kỹ năng về tiếp cận cộng đồng, biết thực hiện các hoạt động trong quản lý, thực hành nghề nghiệp các chuyên đề lâm nghiệp, và phát triển nông thôn.
– Kỹ sư ngành Lâm học sẽ có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ với cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Sinh viên thực hành kỹ năng giâm hom tại vườn ươm
Sinh viên đi tiếp cận nghề nghiệp tại các cơ quan Lâm nghiệp

CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành Lâm học là một trong những ngành có cơ hội và điều kiện việc làm rất rộng, trên mọi lĩnh vực đối với sự nghiệp phát triển Lâm nghiệp ở một quốc gia hay khu vực. Sau khi ra trường, sinh viên ngành lâm nghiệp có cơ hội làm việc tại:
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (từ Trung ương đến địa phương):
Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện…với vai trò là cán bộ lãnh đạo đơn vị, chuyên viên hay cố vấn kỹ thuật về lâm nghiệp;
Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp:
Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên) và Công ty sản xuất giống cây lâm nghiệp…;
Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật:
Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm nghiệp cấp tỉnh, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh, Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện, Viện/Phân Viện điều tra quy hoạch rừng…;
Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu:
Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp/Nông nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện tài nguyên sinh vật…;
Công chức phường xã:
Cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán phụ trách lâm nghiệp xã/phường;
Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế về:
Trồng phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế và phát triển nông thôn.
Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế (LNGOs và INGOs).

THÔNG TIN KHÁC

Ngành lâm học được đào tạo bởi toàn thể giảng viên thuộc Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế với tổng số 43 người (40 giảng viên và 03 nghiên cứu viên). Đặc biệt, có đến 50% giảng viên được đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành lâm nghiệp ở nước ngoài.
Tốt nghiệp ngành lâm học có cơ hội xin việc làm tốt trong lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm cả trong quản lý bảo vệ rừng (làm kiểm lâm, chuyên gia bảo tồn đa dạng sinh học…), lâm nghiệp đô thị và chế biến lâm sản và chỉ có sinh viên ngành lâm học mới được đào tạo sâu rộng kiến thức của khối ngành lâm nghiệp.
Trong quá trình học tại trường, sinh viên được đào tạo và làm việc thêm tại các đơn vị sản xuất lâm nghiệp để vừa rèn luyện tay nghề đồng thời kiếm thêm thu nhập cho bản thân một cách thường xuyên. Và sinh viên được tham gia nghiên cứu khoa học để định hướng khởi nghiệp cho bản thân sau khi ra trường.
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Trồng rừng, chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác rừng;
– Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây lâm nghiệp;
– Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các loài cây lâm nghiệp (bao gồm cả cây dược liệu);
– Phát triển sinh kế bền vững gắn kết với bảo tồn tài nguyên rừng;
– Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu;
Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ:
– Kỹ thuật nhân giống và gây trồng một số loài cây bản địa; cây dược liệu;
– Kỹ thuật trồng rừng keo theo hướng kinh doanh gỗ xẻ (gỗ kích thước lớn)
CÁC NGÀNH KHÁC CÙNG
NHÓM NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Lâm nghiệp đô thị Mã ngành: 7620202
Quản lý tài nguyên rừng(Kiểm lâm) Mã ngành: 7620211

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here