Ngành Công nghệ Chế biến lâm sản

0
1360

KHOA: LÂM NGHIỆP
NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Mã ngành: 7549001 Chỉ tiêu tuyển sinh: 40
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm (128 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; Hotline 2: 0905.376.055; Hotline 3: 0914.114.723
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; https://ln.huaf.edu.vn/
Facebook: Trường Đại học Nông Lâm; Khoa Lâm Nghiệp
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo người Kỹ sư Chế biến lâm sản có phẩm chất chính trị, đạo dức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực Chế biến lâm sản và khả năng thiết kế và xây dựng được các tổ hợp máy chế biến thông dụng cũng như thiết kế các sản phẩm đồ mộc. vận hành thành thạo các loại máy chế biến gỗ thông dụng, có kỹ năng trong lập kế hoạch cũng như quản lý quá trình sản xuất. Sau khi tốt nghiệp các học viên có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp và cơ sở chế biến lâm sản.

Sinh viên Ngành Chế biến lâm sản thực tập tại cơ sở sản xuất
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Kiến thức
– Nắm vững kiến thức về: Công nghệ sấy gỗ; xẻ gỗ; làm mộc; Thiết kế đồ mộc, nhà xưởng CBLS;
– Có kiến thức cơ bản về: Bảo quản gỗ và lâm sản; Ván nhân tạo; Hóa lâm sản; Keo dán gỗ.
Kỹ năng
– Nhận biết cây rừng; nhận diện mặt gỗ; Chọn gỗ và nguyên liệu cho sản xuất CBLS;
– Kiểm tra, đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ;
– Có kỹ năng đọc bản vẽ; hướng dẫn, giám sát thi công trong CBLS;
– Có kỹ năng trong bảo dưỡng, điều chỉnh, vận hành máy móc, thiết bị CBLS;
– Có tay nghề trong CBLS như sấy gỗ; xẻ gỗ; sản xuất đồ mộc;
– Thành thạo vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ họa và bóc tách bản vẽ sản xuất đồ gỗ, kỹ năng tính toán, thành thạo thao tác trên máy vi tính mà chuyên ngành đòi hỏi bắt buộc;
– Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và thi công các công trình xây dựng gỗ;
Giao tiếp xã hội và làm việc nhóm tốt; sử dụng tin học và ngoại ngữ  đáp ứng yêu cầu công việc;

Thực tập – thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp

Thực tập – thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
CƠ HỘI VIỆC LÀM

– Tỷ lệ sinh viên ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản sau khi tốt nghiệp trong những năm gần đây có hơn 98% có việc làm đúng chuyên môn. Nhu cầu tuyển dụng từ các công ty rất lớn, có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký chỉ tiêu trước khi sinh viên ra trường hoặc tuyển dụng trực tiếp tại các ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức. Với những cam kết sinh viên có công việc ổn định và mức lương hấp dẫn sau khi tốt nghiệp.
– Ngành Công nghiệp Chế biến gỗ ở nước ta phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2014 đạt 6,3 tỷ USD, năm 2015 đạt7 tỷ USD, định hướng đến năm 2020 sẽ đạt 10 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ. Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chế biến gỗ là 1 trong 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất từ xuất khẩu và có đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Hiện nay cả nước có trên 4200 doanh nghiệp, trong đó 95% doanh nghiệp tư nhân (16% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI), 5% doanh nghiệp nhà nước, 340 làng nghề Chế biến gỗ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang định hướng Chế biến gỗ trở thành lĩnh vực đầu tàu, mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2020 – 2025 với nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư và xuất nhập khẩu. Theo xu thế đó, thị trường việc làm cho người kỹ sư Công nghệ Chế biến Lâm sản trở thành một sân chơi có sức hút và tiềm năng rất lớn.
– Kỹ sư Chế biến Lâm sản tham gia trực tiếp hoặc làm công tác quản lý các lĩnh vực liên quan đến gỗ và vật liệu gỗ. Làm việc với nhiều vị trí chuyên môn khác nhau tại các nhà máy chế biến gỗ: các nhà máy sản xuất ván nhân tạo như MDF, HDF, ván ghép thanh, ván dán; các công ty sản xuất hàng mộc, các công ty thiết kế và tư vấn lắp đặt nộithất, các cơ sở kinh doanh, thương mại về xuất nhập khẩu về gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn cả nước; các sở ban ngành liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên môn liên quan.Theo số liệu thống kê của Cục điều tra – thống kê Việt Nam nguồn nhân lực ngành Chế biến gỗ đang thiếu trầm trọng với nhu cầu hằng năm tuyển dụng 3000 kỹ sư có chuyên môn.
– Dựa trên kết quả điều tra về việc làm hàng năm tỷ lệ sinh viên đều có khả năng tự tìm việc làm thông qua các kênh thông tin tuyển dụng hoặc được các giảng viên giới thiệu đến các doanh nghiệp, công ty Chế biến gỗ và các lĩnh vực chuyên môn liên quan chiếm từ 90% đến 100% tùy thuộc vào từng khóa. Nhiều cá nhân đã tự thành lập các dự án khởi nghiệp đứng ra thành lập các nhà máy, công ty riêng tham gia vào chuổi hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng chế biến lâm sản.

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA KỸ SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Nhân viên kỹ thuật: Phụ trách về mặt công nghệ, chịu trách nhiệm đảm bảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm, đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của dây chuyền sản xuất. Hướng dẫn các thao tác vận hành và sử dụng máy móc chế biến gỗ. Đảm nhận các vị trí kỹ thuật viên, tổ trưởng, quản đốc của các doanh nghiệp chế biến lâm sản.

– Nhân viên thiết kế: Phụ trách về mảng tạo hình, mẫu mã sản phẩm, tính toán giá thành, cường độ, xây dựng kết cấu sản phẩm. Chịu trách nhiệm về kiểu dáng, đưa ra các ý tưởng sản phẩm. Tạo lập các bản vẽ thi công sản phẩm và hướng dẫn lắp đặt. Tư vấn về lắp đặt và thi công đồ gỗ và các công trình nội thất liên quan.

– Nhà quản lý: Xây dựng phương án, lên kế hoạch công việc, điều chỉnh, phân công nhân sự tới các khâu tương ứng. Đảm bảo sự lưu thông của dòng công việc, phân bổ hợp lý lực lượng. Kiểm soát, theo dõi, giám sát hoạt động của công nhân và các nhân viên cấp dưới. Các vị trí việc làm tương ứng như: giám đốc phân xưởng, quản đốc nhà máy…
– Nhân viên theo dỏi hoạt động sản xuất: Tiến hành theo dõi hoạt động trực tiếp của dây chuyền, đánh giá năng lực sản xuất, kiểm soát số lượng sản phẩm… để làm tiền đề xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho các khâu tiếp theo. Các vị trí việc làm tương ứng, bao gồm: nhân viên kế hoạch, nhân viên thống kê,…
– Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC): Chịu tránh nhiệm về xây dựng tiêu chuẩn, kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đạt được các tiêu chuẩn công nghệ ban đầu đặt ra, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, khách hàng trong và ngoài nước.

– Cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước liên quan đến các lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến lâm sản;
– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường ĐH, trường dạy nghề, Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ chế biến gỗ;
– Cán bộ công tác tại các tổ chức KT-XH hoạt động liên quan đến các dự án về sản phẩm gỗ, Lâm sản ngoài gỗ và bảo vệ Môi trường.

THÔNG TIN KHÁC

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here